Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
1790 người đã bình chọn
361 người đang online

Xã Hà Phú tổ chức lễ hội Phủ Đại năm 2019.

Đăng ngày 20 - 04 - 2019
100%

Chiều ngày 13/04/2019, UBND xã Hà Phú tổ chức lễ hội Phủ Đại năm 2019. Dự lễ có các đồng chí lãnh đạo Phòng văn hóa, Đài truyền thanh huyện; lãnh đạo Đảng uỷ - HĐND - UBND - MTTQ, đông đảo nhân dân làng Đại Phú và khách thập phương

Lễ hội Phủ Đại là một lễ hội truyền thống trên địa bàn xã Hà Phú, Phủ Đại là nơi thờ thánh Mẫu Liễu Hạnh và Đức ông Trần Quốc Tuấn ( Trần Hưng Đạo). Theo truyền thuyết: vào năm 1556, có một nàng tiên tên là Quỳnh Nương ở trên trời phạm lỗi làm vỡ chén ngọc của vua cha ngọc hoàng bị đầy xuống trần gian đầu thai vào nhà họ Lê Thái Công ở làng Vân Cát. Tiên nữ ba lần giáng trần, nàng có phép thần thông quảng đại biến hóa khôn lường dẹp ác trừ gian, cứu khổ cứu nạn, công trạng của bà được nhân dân  tôn phong là “ Mẫu nghi thiên hạ”. Mẫu Liễu Hạnh được vua Huyền Tông phong là “ Chế thắng hòa đại vương thượng đẳng tối linh thần mã hoàng công chúa” là vị thần cao nhất. Mẫu Liễu Hạnh là hình ảnh nhân dân sáng tạo trở thành bốn vị thần trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân tộc.

Phủ Đại mang tính phổ biến như bao đền phủ khác, là nơi thờ Tứ phủ gồm: Mẫu Địa, Mẫu Thoải, Mẫu Thiên, Mẫu Thượng Ngàn. Tứ phủ biểu trưng của trời, đất, nước, cây rừng, núi non, là môi trường sống của con người. Đó là ý nghĩa tích cực mang tính vĩnh hằng trong tư tưởng về môi trường, sự sống thông qua hình tượng người Mẹ được tôn thờ.

Với Thanh Hóa, Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn đã để lại nhiều dấu ấn lịch sử trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 2 (1285), trước thế mạnh của giặc quan quân nhà Trần phải rút vào Thanh Hóa, dưới sự lãnh đạo thiên tài của Hưng Đạo Vương và các tướng lĩnh, quân dân Thanh Hóa cùng với quân dân nhà Trần đã lần lượt đánh tan quân giặc và tiến ra Thăng Long giải phóng đất nước. Hình ảnh người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo - một vị chỉ huy mà đối với quân sự thì một lòng phụ tử đã in sâu vào tâm trí nhân dân Thanh Hóa và nhiều nơi trên đất nước ta. Sau khi ông mất để tôn vinh, ngưỡng vọng, ghi nhớ công đức của ông nên ông được nhân dân nhiều địa phương thờ cúng.



Các tiết mục văn nghệ tại lễ hội.

Vào thế kỷ XVI, cùng với việc nảy sinh Đạo Nội hay Đạo Giáo dân gian Việt Nam, đức Thánh Trần được du nhập vào thần địa của mẫu, được phối thờ tại đây, và được tổ chức vào: “ Tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ mẹ”. Khi Phủ Đại được xây dựng thì cả hai vị thần đều được thờ ở đây với hai công trình kiến trúc là Đền Mẫu và Đền Đức Ông. 

Lễ hội là hoạt động văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân trong làng, trong xã  sau những ngày lao động vất vả, tìm đến với lễ hội để tỏ lòng ngưỡng mộ, tri ân công đức đến các vị thần đã có công xây dựng đất nước, cứu giúp dân lành, để cầu mong, mơ ước những điều tốt đẹp. 



Lễ rước nước.

Lễ hội Phủ Đại được tổ chức 02 ngày 13 và 14/4 nhằm ngày 9-10/3 âm lịch, với các nghi lễ dâng hương, rước nước, tế nữ thần, rước bóng truyền thống và tế lễ. . Đây là nét văn hoá truyền thống được tổ chức hàng năm của làng Đại Phú xã Hà Phú và là hoạt động ý nghĩa, tạo tâm lý phấn khởi để nhân dân trong làng bước tiếp vào những ngày lao động sản xuất mới, mang lại thành quả cao hơn./.

<

Tin mới nhất

Xã Lĩnh Toại tổ chức lễ hội Phủ Đại năm 2024.(19/04/2024 6:22 SA)

Lễ hội Đền thờ Danh tướng Trình Minh xã Hà Châu năm 2024(19/04/2024 6:20 SA)

Lễ Hội Phủ Mỗ năm 2024(15/04/2024 11:44 CH)

Lễ hội Phủ Trung-Thị trấn Hà Trung năm 2024(05/04/2024 5:02 SA)

Lễ hội Đền thờ Lý Thường Kiệt Xuân Giáp Thìn năm 2024(05/03/2024 11:30 CH)

Xã Hà Giang; Tổ chức lễ hội Tế Thần Hoàng Tống Thiên Quốc Sư - Tống Công Liêu và Yến Lão Xuân...(26/02/2024 3:26 CH)

Huyện Hà Trung : Tổ chức lễ hội Đền thờ Trần Hưng Đạo, thôn Thổ Khối xã Yên Dương, Xuân Giáp Thìn...(24/02/2024 8:05 SA)

KHAI MẠC LỄ HỘI ĐÌNH NGHÈ VÂN CÔ XÃ HÀ LAI NĂM 2024(15/02/2024 5:01 CH)

°