Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
1790 người đã bình chọn
597 người đang online

100%

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN      
Địa chỉ: Đường Hòa Bình , Tiểu khu 6, Thị Trấn Hà Trung tỉnh Thanh Hóa. 

        Chào mừng quý vị đến với Trang tin về Viện kiểm sát nhân dân huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

        Viện kiểm sát nhân dân huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ban Biên tập Trang  thông  tin điện tử huyện Hà Trung đưa tin về hoạt động công tác của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Hà Trung nói riêng và của ngành Kiểm sát nói chung.
       Quý vị truy cập Trang tin  của chúng tôi sẽ nắm được về  chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động; hệ thống tổ chức bộ máy; sự giám sát hoạt động đối với Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
       Trang tin  của Viện kiểm sát nhân dân huyện giúp quý vị tra cứu, tìm kiếm văn bản của Đảng và Nhà nước ta, nhất là những văn bản có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân; văn bản quy phạm pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành nhanh chóng và tiện lợi. Khi truy cập, quý vị cập nhật được thông tin mới nhất về kết quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân huyện, về thực hiện chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. 
       Viện kiểm sát nhân dân huyện Hà Trung chủ trương mở hộp thư “Tố giác tin báo tội phạm” trên Trang tin điện tử này, để nhân dân cung cấp tin báo tội phạm cho Viện kiểm sát, nhất là tin báo tội phạm về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp; trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình Viện kiểm sát sẽ phối hợp với cơ quan chức năng có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn tội phạm kịp thời, giữ vững an ninh quốc gia.
Để Trang tin điện tử của Viện kiểm sát nhân dân huyện Hà Trung ngày càng hoàn thiện, mong quý vị trong và ngoài ngành Kiểm sát nhân dân góp ý kiến về nội dung, hình thức gửi về Ban biên tập. Số điện thoại : 
Cảm ơn quý vị truy cập Trang tin điện tử của Viện kiểm sát nhân dân huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá./.
                                                                                            

 I. Thông tin liên hệ:
+ Họ và tên: Nguyễn Đức Sơn - Viện Trưởng.
+Địa chỉ: Tk6 thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh hoá
+Email:
+ Điện thoại: 0373621249,0373836424

II. Danh sách lãnh đạo:

.1. VIỆN TRƯỞNG:
    Đồng chí: NGUYỄN ĐỨC SƠN
    Ngày, tháng, năm sinh: 19/5/1963
    Quê quán:  xã Định Tiến, huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hoá
    Trình độ chuyên môn: Cử nhân luật
    Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp
    Chứng chỉ: 
    Nơi ở hiện nay: Tk6 thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh hoá

    Điện thoại: 0912.227.425
    Điện thoại cơ quan: 00373621249
       Phụ trách chung. và trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức,cán bộ; Văn phòng- tài chính; kiểm sát giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực tư pháp; quan hệ phối hợp công tác với các Ban xây dựng Đảng, HĐND, UBND huyện, xã; Các ngành, các doanh nghiệp và đơn vị khác.


2. PHÓ VIỆN TRƯỞNG

Đồng chí: Trần Thị Thêm

Ngày, tháng, năm sinh:

Quê quán: 

Trình độ chuyên môn: 

Trình độ lý luận chính trị:

Nơi ở hiện nay: 

3. PHÓ VIỆN TRƯỞNG

Đồng chí: Dương Tiến Trung

Ngày, tháng, năm sinh: 

Quê quán: 

Trình độ chuyên môn: 

Trình độ lý luận chính trị: 

Nơi ở hiện nay

    Giúp  Viện trưởng chỉ đạo công tác THQCT và kiểm sát điều tra, xét xử các tội về trật tự xã hội; kiểm sát giaỉ quyết các vụ án kinh tế. lao động, kinh doanh thương mại và các việc khác theo quy định của pháp luật; kiểm sát thi hành án hình sự.; kiểm sát tạm giữ, tạm giam; Chuyên đề nâng cao chất lượng kiểm sát lập hồ sơ vụ án hình sự; phối hợp công tác với  Công an, Toà án huyện

     
 III. Danh sách cán bộ, chuyên viên, người lao động:

STT

Họ và tên

Năm sinh

Quê quán

 Trình độ chuyên môn

Chức danh

Điện thoại

1

Nguyễn Đức Sơn

1963

Định Tiến - Yên Định - T.Hóa

Cử nhân Luật

Viện trưởng

0373621249

2

Phạm Văn Thảnh

1970

Quảng Bình- Quảng Xương - T. Hóa

 Cử nhân Luật

P. Viện trưởng

 0373836424

3

Lê Xuân Huy

1972

Hoàng Quang - Hoằng  Hóa - T.Hóa

Cử nhân Luật

P. Viện trưởng

 0373836424

4

Trần Thị Thêm

1985

Trường Minh - Nông Cống - Thanh Hóa

Cử nhân Luật

Kiểm sát viên

 

5

Lê Thị Nhị

1962

Hải Hòa - Tĩnh Gia - Thanh Hóa

Cử nhân Luật

Kiểm tra viên

 

6

Hoàng Thị Hoà

1988

Hoằng Tân - Hoằng Hóa - T. Hóa

Cử nhân Luật

Kiểm tra viên

 

7

Doãn Thị Luyến

1987

Hoằng Xuyên - Hoằng Hóa - T. Hóa

Cử nhân Luật

Chuyên viên

 

8

Nguyễn Thị Thanh Huyền

1986

Hà Lan - Bỉm Sơn - Thanh Hóa

Cử nhân Luật

Chuyên viên

 

9

Nguyễn Văn Quyết

1982

Thiệu Tâm - Thiệu Hóa - Thanh Hóa

Cử nhân Luật

Chuyên viên

 

10

Trịnh Công Sơn

1992

Hoằng Anh - Hoằng Hóa - Thanh Hóa

Cử nhân Luật

Chuyên viên

 

11

Nguyễn Thị Hường

1991

Hoằng Lý - Hoằng  Hóa - Thanh Hóa

Cử nhân Luật

Kế toán

 

12

Hoàng Thị Mai

1984

Tiến Lộc - Hậu Lộc - Thanh Hóa

Cử nhân Luật

Nhân viên

 

13

Lê Thị Hiền

1981

Đại Lộc - Hậu Lộc - Thanh Hóa

 Trung cấp

Nhân viên

 

     IV. THÔNG TIN CHUNG:
      1. Chức năng, nhiệm vụ:

    Theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 107 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và Điều 2 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
a. Chức năng, nhiệm vụ:    
Viện kiểm sát nhân dân huyện Hà Trung là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam . có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Viện kiểm sát nhân dân huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá thực hiện chức năng thực hành quyền công tố theo quy định tại Điều 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, như sau:
“1. Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
2. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:
a) Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội;
b) Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.
3. Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;
b) Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
c) Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
d) Khi cần thiết đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ tội phạm, người phạm tội;
e) Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tiến hành một số hoạt động điều tra để làm rõ căn cứ quyết định việc buộc tội đối với người phạm tội;
g) Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật;
h) Quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố;
i) Quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa;
k) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;
l) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộc tội đối với người phạm tội theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.”
Viện kiểm sát nhân dân huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định tại Điều 4 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, như sau:
“1. Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố vàtrong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm:
a) Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật;
b) Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ;
c) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh;
đ) Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
3. Khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu để Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định trong hoạt động tư pháp;
b) Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp;
c) Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm;
d) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị hành vi, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động tư pháp;
đ) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.”
** Các công tác của Viện kiểm sát nhân dân
(Theo Điều 6 luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014). 
1. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố bằng các công tác sau đây:
a) Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
b) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
c) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố tội phạm;
d) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự;
đ) Điều tra một số loại tội phạm;
e) Thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.
2. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp bằng các công tác sau đây:
a) Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
b) Kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
c) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng trong giai đoạn truy tố;
d) Kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự;
đ) Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự;
e) Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;
g) Kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
h) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền;
i) Kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp.
3. Các công tác khác của Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
a) Thống kê tội phạm; xây dựng pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế và các công tác khác để xây dựng Viện kiểm sát nhân dân.

        2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân

Điều 109 Hiến pháp năm 2013, quy định: 
“1. Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.”
 Điều 7 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, quy định: 
“1. Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
2. Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định theo quy định tại các Điều 43, 45, 47, 53 và 55 của Luật này”.
Như vậy, tất cả các Viện kiểm sát nhân dân từ trung ương tới địa phương là một hệ thống thống nhất, mọi hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân dù ở cấp nào, đều đặt dưới sự lãnh đạo của Viện trưởng. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Viện kiểm sát do mình lãnh đạo trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 
Ở các cấp Viện kiểm sát từ trung ương đến Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định.

         V. THÀNH TÍCH NỔI BẬT:

1. Thành tích nổi bật:
Từ khi thành lập năm 1961 đến nay, các thế hệ lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công chức Viện kiểm sát nhân dân huyện Hà Trung đã sự nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của đảng, Nhà nước giao. Kết quả công tác đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện.
 Với những đóng góp của Viện Kiểm sát nhân dân huyện trong những năm qua, Viện kiểm sát nhân dân huyện Hà Trung đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Ngành và chính quyền địa phương tặng thưởng nhiều huân chuơng, huy chương và bằng khen, giấy khen.. Những thành tựu nổi bật đó là:
1. Chủ tịch Nước tặng thưởng:
-  Huân chương lao động Hạng ba cho Viện Kiểm sát nhân dân huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá năm 1996.
-  Huân chương lao động Hạng Nhì: cho Viện kiểm sát Kiểm sát nhân dân huyện năm 2009 
2. Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen: cho Viện Kiểm sát nhân dân huyện Hà Trung năm 2009
3. Viện kiểm sát nhân dân tối cao tặng Cờ thi đua dẫn đầu khối: năm 2009
Ngoài ra, còn nhiều cá nhân đã được tặng thưởng Bằng khen của Thủ tưởng Chính phủ; Bằng khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, giấy khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá.

°