Lễ hội đình Cơm thi xã Hoạt Giang

Đăng ngày 02 - 02 - 2023
100%

Ngày 2/2/2023 nhằm ngày 12 tháng giêng Âm lịch, xã Hoạt Giang tổ chức lễ hội Đình Cơm Thi- một lễ hội mang đậm dấu ấn tâm linh, tín ngưỡng, chứa đựng nhiều nét văn hóa nhân văn sâu sắc tại khu vực phía tây bắc của huyện.



Toàn cảnh buổi lễ

Năm nay, trong tiết trời xuân ấm áp, vạn vật đâm trồi nảy lộc ấy là lúc làng Thanh Đớn xã Hà Thanh (cũ) tổ chức lễ hội đình Cơm thi trong bầu không khí tươi vui, phấn khởi của đông đảo nhân dân, du khách thập phương và các bản hội. Về dự lễ có đồng chí Phan Thị Lan- Trưởng Phòng Văn hóa thông tin huyện, đồng chí Lê Tất Thành- Giám đốc Trung tâm Văn hóa TTTT&DL huyện, các đồng chí lãnh đạo các phòng, ban, ngành cấp huyện; các đồng chí lãnh đạo xã Hoạt Giang, Hội đồng huơng xã, con em Hà Thanh đang công tác trên mọi miền đất nước cùng nhân dân trong xã du khách thập phương.



Lãnh đạo xã Hoạt Giang khai mạc và đánh trống khai hội

Đình Cơm thi thuộc làng Thanh Đớn xã Hà Thanh (cũ) nay là xã Hoạt Giang, là nơi thờ Thần hoàng làng Tô Hiến Thành một danh nhân lịch sử của đất nước thế kỷ XII (triều Lý). Theo tài liệu được lưu tại các kho tàng thư tịch cổ: Vào năm đại định thứ XII (1161), Ông cầm 20 vạn quân đi chấn giữ tại vùng ven biển nước ta. Đến vùng đất Thanh Đớn, Ông dừng chân đóng quân, giúp dân khai hoang, lập làng. Khi ông mất dân làng đã cùng nhau đóng góp tiền của, công sức để dựng ngôi Đình tôn thờ Tô Hiến Thành là thần hoàng làng và chọn ngày tốt để lập đàn tế lễ vào ngày 12 tháng giêng (âm lịch) hàng năm.



Rước kiệu

Lễ hội bắt đầu bằng phần lễ rước kiệu từ Nghè Ngoài về Đình Cơm Thi với sự tham gia của đông đảo nhân dân trên địa bàn, các bản hội trong xã, sau đó là cử hành lễ chính với phần Tế Tam Sanh.



Tế lễ tại lễ hội

Sau phần lễ, là phần thi nấu cơm của các bản hội, do các đôi nam nữ đảm nhiệm từ khâu  kéo lửa, giã gạo, sàng gạo, vo gạo và nấu cơm. Đôi nam nữ nào nấu cơm trong thời gian nhanh nhất, ngon nhất, nồi cơm đầy nhất  thì giành được giải Nhất tại lễ hội.






Phần thi nấu cơm

Tiếp đến là thi chạy thẻ, mỗi đội cử ra một đôi nam khỏe mạnh, nhanh nhẹn thi chạy thẻ, đội nào về đích sớm, chơi đúng luật đội đó sẽ giành giải nhất.

Cùng với đó, các hoạt động thể thao, các trò chơi dân gian như chơi đu, chọi gà… được tổ chức, thu hút sự tham gia đông đảo, sôi nổi của nhân dân và du khách.

Lễ hội làng Thanh Đớn là Mỹ tục cổ được các thế hệ người dân nơi đây trao truyền và phát huy, mang đậm ý nghĩa nhân văn tưởng nhớ công ơn tiền nhân buổi đầu khởi nghiệp, bảo vệ và dựng xây non sông, thể hiện tính cộng cảm, cộng mệnh ở làng xã cổ truyền.

 

<

Tin mới nhất

Sở văn hóa thể thao và du lịch làm việc tại huyện về phối hợp thí điểm mô hình lễ hội Gia Miêu-...(26/05/2023 11:40 CH)

Lễ hội Đền Quan Hoàng Triệu Tường năm 2023.(13/05/2023 9:14 CH)

Khai mạc lễ hội Phủ Suối xã Hà Vinh năm 2023(08/05/2023 7:38 SA)

Lễ tế tổ và dâng hương di tích lịch sử Quốc gia Đền thờ Trình Minh xã Hà Châu(30/04/2023 7:53 SA)

Xã Lĩnh Toại tổ chức lễ hội Phủ Đại năm 2023.(28/04/2023 4:40 CH)

Xã Hà Thái: Tổ chức lễ hội Phủ Mỗ năm 2023(26/04/2023 8:39 CH)

Lễ hội Phủ Trung-Thị trấn Hà Trung năm 2023(17/03/2023 3:30 CH)

Xã Hà Long: Long trọng tổ chức Lễ hội đền Rồng - đền Nước năm 2023.(15/03/2023 3:58 CH)

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
280 người đã bình chọn
°
564 người đang online