Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
1796 người đã bình chọn
842 người đang online
  • Chiều ngày 30/9/2024, Sở Văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Hà Trung tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá vị trí, giá trị lịch sử, văn hóa, mối liên hệ vùng của núi Đụn trong không gian lịch sử, văn hóa của di tích Quốc gia Lăng miếu Triệu tường và các di tích nhà Nguyễn trong khu vực.

  • “Nằm ẩn mình giữa khung cảnh núi non hùng vĩ thuộc thôn Nghĩa Đụng, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, Đền Rồng - Đền Nước từ lâu đã trở thành điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương. Hai ngôi đền này không chỉ nổi tiếng bởi kiến trúc cổ kính, trang nghiêm mà còn bởi giá trị lịch sử và văn hóa to lớn, góp phần làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa của dân tộc”.

  • Nhân Kỷ niệm 59 năm ngày Đò Lèn chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3,4/4/2023) chúng tôi xin giới thiệu bài viết: "Mốc son Đò Lèn Chiến thắng"

  • Vào ngày 01/2/2024, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với xã Hà Lai đã tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 3 cây cổ thụ ở xã Hà Lai. 3 Cây Di sản được công nhận gồm: Cây Đa khoảng 120 tuổi; Cây Bàng khoảng 150 tuổi nằm trong khuôn viên đền thờ Mẫu, thôn Vân Cô và Cây Đa khoảng hơn 170 tuổi, nằm trong khuôn viên Trường Trung học cơ sở Hà Lai, thôn Mậu Yên 2. Qua quá trình thẩm định đánh giá khoa học Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã công nhận 03 cây trên là cây di sản.

  • Sáng ngày 9/12/2023, UBND huyện tổ chức hội nghị tập huấn công tác quản lý Nhà nước về di sản và trình tự thủ tục bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện.

  • Trên địa bàn xã Hà Bình hiện có 3 di tích LSVH được xếp hạng cấp tỉnh đó là di tích LSVH Đình Phú Vinh; Nhà thờ họ Đinh và Chùa Ban Phúc. Những năm qua, Hà Bình luôn quan tâm, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân trong xã.

  • Chiều ngày 22/10/2022, UBND huyện tổ chức lễ Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Đền thờ Lại Thế Khanh, tại Di tích LSVH cấp tỉnh Đền thờ Lại Thế Khanh, xã Hà Giang.

  • Chùa Long Cảm nằm ở núi Ốc Sơn thôn Trang Các, xã Hà Phong, huyện Hà Trung được xây dựng vào thời Lý Thái Tổ, sau sự kiện năm Thuận Thiên thứ 11 (1020) khi nhà vua đem quân đi chinh phục đất phương Nam. Sử cũ cho biết: Trên đường đi chinh phục đất phương Nam, vua Lý Thái Tổ đã cùng đoàn quân của mình đóng quân trên núi Ốc Sơn. Đêm đến nhà vua nằm mộng thấy vị thần linh ở núi hiện đến và hứa sẽ trợ lực cho nhà vua trong cuộc tiến quân này. Công cuộc chinh phục phương Nam thắng lợi, về tới kinh đô, truy nhớ lại sự tích trên và để trả ơn vị thần linh giúp sức, vua Lý Thái Tổ đã cho dựng trên núi Ốc Sơn một ngôi chùa lấy tên Long Cảm. (Long là Rồng, nhà vua cảm tạ ơn).

  • Đình Trung thuộc làng Đình Trung xã Hà Yên, huyện Hà Trung ngôi Đình gọi theo tên làng từ thế kỷ XIX. Đình thờ thành hoàng Tô Hiến Thành. Đây là ngôi đình có giá trị lớn cả về kiến trúc và nghệ thuật và năm 2004 được nhà nước xếp hạng di tích cấp Quốc Gia.

  • Ly cung nhà Hồ hay còn gọi là Cung Bảo Thanh nằm trên địa bàn thôn Kim Phát, xã Hà Đông, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh hóa. Nằm trong quần thể Di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ. Nhiều hạng mục của khu di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia Ly cung nhà Hồ hiện đã trở thành một phế tích rất cần được bảo vệ, tôn tạo kịp thời.

  • Hà Trung vốn nổi tiếng là "Đình huyện Tống", Đình nhiều và lớn. Làng Động Bồng, xã Hà Tiến, cũng có ngôi Đình to, nổi tiếng ở trong vùng là Đình Động Bồng, được xây dựng đời vua Gia Long thứ 10 (1812), là một trong những ngôi đình thời Nguyễn, chiếm một vị trí quan trọng trong nền kiến trúc cổ xứ Thanh. Xưa kia, ngôi Đình tựa như một đóa sen khổng lồ, in bóng xuống mặt nước xanh trong, hòa với cảnh sắc núi non nhấp nhô giữa mênh mông cánh đồng cò bay mỏi cánh. Đình Động Bồng, xã Hà Tiến được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc Gia năm 2001. Đình làng Động Bồng thờ hai thành hoàng làng là Tô Hiến Thành và Tống Quốc công.

  • Di tích lịch sử văn hóa Đền thờ Trình Minh tại làng Ngọc Chuế, xã Hà Châu, là nơi thờ danh tướng Trình Minh, một nhân vật lịch sử tài năng và mưu lược. Người có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân ở thế kỷ thứ X.

  • Đình Thượng Phú (Kim Sơn) xã Hà Đông (Hà Trung, Thanh Hóa) nổi tiếng là ngôi đình với kiến trúc Chăm độc đáo. Theo người dân địa phương, đình được xây dựng bởi những người thợ Chăm Pa khéo léo. Bằng sự tài hoa của mình, những người thợ đã tạc nên những nét hoa văn, chạm khắc đặc trưng của văn hóa Chăm trên từng thớ gỗ quý

  • Nằm ngay bên đường đê Tả Lèn, thôn 3, xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, vẻ đẹp của di tích đền thờ Lý Thường Kiệt vẫn níu chân được rất nhiều người dân trong cũng như ngoài tỉnh đến tham quan bởi vẻ linh thiêng, trầm mặc. Ngôi đền được dân làng góp sức xây dựng để tưởng nhớ công lao của Thái úy Lý Thường Kiệt.

  • Mẫu Liễu Hạnh là một vị thần trong tín ngưỡng tâm linh của Việt Nam, tên gọi khác của bà chính là Bà Chúa Liễu Hạnh hay còn được gọi là Mẫu Liễu Hạnh. Bà vốn chính là một vị bốn Thánh thần trong Tứ Thánh và bà cũng chính là người nữ tử thứ hai của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Thánh Mẫu vốn là Đệ Nhị Cung Tiên, con vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế vào thời Lê Sơ có nhà họ Phạm, nhân từ nhưng hiếm muộn, lòng thành cầu khẩn, cảm động trời xanh, thượng Đế thương tình truyền tiên chúa giáng trần đầu thai. Trải qua 3 lần xuống trần độ người từ các nhà nước phong kiến của Việt Nam thì bà đã được các triều đại phong làm Mẫu Nghi Thiên Hạ hay còn được gọi là Mẹ của muôn dân.

  • Sáng ngày 25/4/2018 tức ngày 10/3 năm Mậu Tuất, UBND huyện Hà Trung phối hợp với xã Hà Châu và dòng họ Trình tổ chức lễ đón nhận di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Đền thờ Trình Minh xã Hà Châu.

1 2