Mục tiêu Chuyển đổi số trên địa bàn huyện năm 2025
Năm 2025, mục tiêu chung mà UBND huyện Hà Trung xây dựng kế hoạch chuyển đổi số là: Tập trung nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu về nhiệm vụ chuyển đổi số; nâng cao kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn; tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng số; thúc đẩy phát triển chính quyền số; nâng cao các chỉ số về kinh tế số và xã hội số, bảo đảm an toàn thông tin, góp phần phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn huyện.




Hướng dẫn cài đặt CĐS trên điện thoại thông minh tại các trường THPT
Bám sát nhiệm vụ chuyển đổi số theo Kế hoạch số 258/KH-UBND ngày 31/12/2024 của UBND tỉnh Thanh Hóa; Kế hoạch 68/KH-UBND ngày 01/4/2022 của UBND huyện Hà Trung về Chuyển đổi số trên địa bàn huyện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. UBND huyện xây dựng kế hoạch CĐS năm 2025, với mục tiêu cụ thể về Hạ tầng số: 100% cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến xã, các đơn vị trường học được kết nối mạng số liệu chuyên dùng; 100% bộ phận tiếp dân của UBND các cấp được bố trí phòng làm việc, có máy tính, wiffi, trang thiết bị phục vụ công việc; 100% các phòng chuyên môn cấp huyện được kết nối thông suốt với hệ thống thông tin dùng chung cấp tỉnh tại tâm dữ liệu của tỉnh; 100% các xã, thị trấn duy trì phòng họp trực tuyến đồng 4 cấp; phấn đấu có phòng họp trực tuyến đến thôn, tiểu khu; 100% hộ gia đình có kết nối Internet; Hạ tầng điện toán đám mây, hạ tầng IoT được tích hợp, ứng dụng trong các lĩnh vực của nền kinh tế số, xã hội số (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, tài nguyên, môi trường, du lịch, tài chính...);
Ứng dụng CNTT trong hoạt động chính quyền số: Duy trì và đảm bảo 100% các văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường mạng (trừ văn bản có hồ sơ mật theo quy định); UBND cấp huyện thực hiện cung cấp dữ liệu mở và cung cấp dữ liệu mở nhằm công khai, chia sẻ dữ liệu cho các tổ chức, người dân và doanh nghiệp phục vụ phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số (khuyến khích các xã có điều kiện thực hiện); Có thêm 06 xã hoàn thành chuyển đổi số (Hà Tân, Hà Tiến, Hà Giang, Hoạt Giang, Hà Ngọc, Hà Đông). Phấn đấu đến hết năm 2025, cơ bản các xã, thị trấn hoàn thành tiêu chí chuyển đổi số; chỉ số xếp hạng chuyển đổi số của huyện trong 10 huyện đầu của tỉnh; 80% các cuộc họp của các cơ quan, đơn vị thực hiện thông qua hệ thống họp không giấy tờ; 100% cán bộ, công chức, viên chức được tham gia các khóa học về chuyển đổi số trên nền tảng đào tạo trực tuyến đại trà; Kiểm tra ít nhất 01 cuộc/năm về nhiệm vụ chuyển đổi số; có trên 60% các cuộc kiểm tra của các cơ quan nhà nước kiểm tra có sử dụng môi trường số.
Ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp: 100% các thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình hoặc dịch vụ công trực tuyến một phần trên trang thông tin điện tử các cấp và được cung cấp trên các phương tiện truy cập khác nhau; 90% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến toàn trình; Tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến (cấp huyện: 90%; cấp xã: 80%); Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình (cấp huyện: 85%; cấp xã: 80%); 50% giao dịch thanh toán trực tuyến; 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính không phải cung cấp lại các thông tin; Trên 95% người dân, tổ chức đối hài lòng với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
Lĩnh vực Kinh tế số: Tỷ trọng kinh tế số đạt 20%; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%; Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%; 100% sản phẩm OCOP đưa lên sàn thương mại điện tử, trang thông tin điện tử: Vỏ sò và Postmart; … ít nhất 30% sản phẩm thế mạnh của địa phương đưa lên sàn thương mại điện tử, trang thông tin điện tử, nền tảng số Zlo, facebook…
Xã hội số: 85% người dân trong độ tuổi lao động có điện thoại thông minh; 85% dân số đủ 15 tuổi có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác; Trên 50% dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân; Trên 70% người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản; Trên 50% dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến; Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 95%; dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa đạt trên 30%; Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 80%.
Bảo đảm an toàn thông tin: Duy trì và đảm bảo 100% hệ thống thông tin được triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo hồ sơ cấp độ đã được phê duyệt. Duy trì tốt việc kết nối và chia sẻ thông tin với Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) của tỉnh; Rà quét lỗ hổng trên các hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý tối thiểu 6 tháng/01 lần; Tham gia đầy đủ các cuộc diễn tập an toàn thông tin của tỉnh; Kiểm tra về ATTT ít nhất 01 cuộc/ năm.
Theo đó, các cấp, các ngành tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; kiểm tra, giám sát hoạt động chuyển đổi số.Tiếp tục hoàn thiện các văn bản về chuyển đổi số. Từng bước hoàn thiện hạ tầng số, đảm bảo thực hiện chính quyền điện tử. Nâng cao chất lượng nhân lực số. Phát triển dữ liệu số. Phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin….
Kế hoạch đề ra khâu đột phá: Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VNeID. Đơn vị chủ trì là Văn phòng HĐND&UBND có sự phối hợp với lực lượng Công an; Bảo hiểm xã hội huyện; các phòng, cơ quan có liên quan; UBND cấp xã; Trung tâm Y tế huyện và các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn.
Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được giao trong Kế hoạch này Trưởng các phòng, ban, đơn vị cấp huyện và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch chuyển đổi số; phân công lãnh đạo, chuyên viên trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổ chức triển khai thực hiện; tích cực, chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao; đề xuất UBND huyện điều chỉnh những nội dung, nhiệm vụ do thực tế phát sinh, nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch và đảm bảo sự phù hợp với các mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Trang Hằng