Người thương bình đầy nghị lực

Đăng ngày 28 - 07 - 2017
100%

Sau chiến tranh trở về địa phương, Người thương binh Lê Văn Dũng, sinh năm 1958, trở về đời thường với một phần cơ thể bị thương tổn và phải đối mặt với muôn vàn khó khăn trong cuộc sống. Trong hoàn cảnh ấy, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” đã tạo cho anh động lực vươn lên, tích cực tham gia lao động sản xuất, công tác xã hội, đóng góp trí tuệ, công sức cho công cuộc xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.



Xưởng may túi xuất khẩu của gia đình ông Lê Văn Dũng, Công ty TNHH một thành viên Hà Liên.


Ông Lê Văn Dũng, cùng vợ và các cháu quây quần vui vẻ lúc tuổi già.

Sinh ra quê ở Hoằng Hóa, lên đường nhập ngũ năm 1978, khi chưa tròn đôi mươi. Năm 1980, ông bị thương tại Chiến trường Capuchia, với mức thương tật 81%. Ông được Nhà nước cho vào điều trị tại Trại Thương binh xã Hà Đông. Sau đó lấy vợ năm 1981, lập nghiệp tại xã Hà Đông, quê hương vợ.  

Bản thân là một thương binh nặng, phải có người phục vụ, xong với phẩm chất bộ đội cụ Hồ không khuất phục khó khăn, ông Lê Văn Dũng đã đi tìm hiểu các công việc để phát triển kinh tế gia đình. Năm 2016, được bạn bè giới thiệu ông đã ra tỉnh Hà Nam tìm hiểu công việc may gia công túi đựng hàng xuất khẩu, thấy được tiềm năng công việc và nguồn lao động nhàn dỗi ở địa phương, ông đã về bàn bạc với gia đình, vợ con thành lập Công ty TNHH một thành viên Hà Liên, chuyên gia công túi dựng hàng siêu thị xuất khẩu đi nước ngoài. Đến nay Công ty của gia đình ông đã có gần 70 công nhân may túi xuất khẩu, trong đó tập trung tại xưởng 40 công nhân, còn lại ông đầu tư máy tại nhóm hộ gia đình ở một số xã lân cận như Hà Lĩnh, Hà Ngọc, Hà Sơn…vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân không phải đi xa, tranh thủ làm việc lúc dảnh.

Ông Dũng cho biết: Thời gian đầu, xưởng may hoạt động khá vất vả vì nhiều lao động vẫn làm việc theo thời vụ, khi nhà có việc hoặc vụ cấy, vụ gặt xin nghỉ hàng nửa tháng trời, không kịp đơn hàng giao cho đối tác. Tuy nhiên, không nản lòng, sau đó gia đình ông đã động viên công nhân tích cực làm để gia hàng đúng thời gian. Đến nay, nhờ uy tín giao hàng đúng thời hạn, nên đối tác đã tin tường và hợp động với số lượng hàng hóa sản phẩm mỗi năm đều tăng. Năm 2016, trừ mọi chi phí, xưởng may cho thu lãi trên 300 triệu đồng và tạo việc làm ổn định cho hơn 70 lao động địa phương, với mức lương bình quân từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.  

Nay tuổi đã cao, song thương binh Lê Văn Dũng, xã Hà Đông vẫn còn rất nhanh nhẹn, vui vẻ với cuộc sống điền viên, xùm vầy cùng con cháu. Đây có lẽ là niềm hạnh phúc lớn lao nhất đối với tuổi già như ông, một thương binh giàu nghị lực…

<

Tin mới nhất

Xã Hà Tiến tiếp tục vận động nhân dân hiến đất mở rộng đường GTNT và xây dựng KDC sáng, xanh,...(19/09/2023 9:56 CH)

CCB Lê Xuân Thành, xã Hà Vinh: Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng phát triển kinh tế...(04/06/2019 2:39 CH)

Nữ cán bộ Đoàn năng động, nhiệt huyết(31/07/2018 5:04 CH)

Người thương bình đầy nghị lực(28/07/2017 9:03 SA)

Làm giàu từ mô hình ấp trứng gia cầm(22/05/2017 3:00 CH)

Làm giàu từ mô hình trang trại tổng hợp(20/04/2017 4:39 CH)

Đồng chí Nguyễn Xuân Hải - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Hà Long, Người Bí thư Đảng ủy xã...(23/02/2017 3:57 CH)

Người Bí thư Chi bộ kiểu mẫu(21/02/2017 12:56 CH)

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
1802 người đã bình chọn
°
1110 người đang online