Hội thảo khoa học: Đánh giá vị trí, giá trị lịch sử, văn hóa, mối liên hệ vùng của núi Đụn trong không gian lịch sử, văn hóa của di tích Quốc gia Lăng miếu Triệu tường và các di tích nhà Nguyễn trong khu vực.

Đăng ngày 30 - 09 - 2024
100%

Chiều ngày 30/9/2024, Sở Văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Hà Trung tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá vị trí, giá trị lịch sử, văn hóa, mối liên hệ vùng của núi Đụn trong không gian lịch sử, văn hóa của di tích Quốc gia Lăng miếu Triệu tường và các di tích nhà Nguyễn trong khu vực.


Các đại biểu dự hội thảo

Dự hội thảo có đồng chí Bùi Thị Mười, TUV, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; PGS-TS Bùi Văn Liêm, Tổng Biên tập Tạp chí Khảo cổ học, Phó chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam; PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia; Tiến sỹ  La Thế Phúc, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản Ứng dụng - PGĐ Trung tâm Di sản Địa - Văn hoá; Đồng chí Đỗ Quang Trọng, Phó GĐ Sở VHTT&DL; Lãnh đạo huyện có đồng chí Nguyễn Văn Tuấn, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Nguyễn Thị Hương, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo, Giám đốc Trung tâm chính trị huyện; đồng chí Hoàng Văn Long, HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện; Các phòng chuyên môn có liên quan; lãnh đạo xã Hà Long và nhân dân các thôn Nghĩa Đụng, Khắc Dũng, Gia Miêu. Cùng dự hội thảo còn có các chuyên gia, các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực lịch sử, khảo cổ, văn hóa, bảo tồn, địa chất, môi trường trong và ngoài tỉnh.


Đồng chí Hoàng Văn Long, HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu khai mạc.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Văn Long, khẳng định: Với mục tiêu nhận diện về vị trí, quy mô, giá trị lịch sử, văn hóa của núi Đụn trong toàn bộ không gian lịch sử văn hóa của di tích quốc gia Lăng miếu Triệu Tường và các di tích nhà Nguyễn trong khu vực; của Hội thảo đã tập trung vào các chủ đề: Những thành tựu đã thu được trong nghiên cứu ở khu vực Hà Trung: Văn hóa Đa Bút, Di tích Cồn Cổ Ngựa, đặc biệt là các di tích chùa Linh Xứng, đền Lý Thường Kiệt, di tích Lăng miếu Triệu Tường, đình Gia Miêu và các di tích thời Nguyễn trong khu vực. Những kết quả mới trong khảo sát khảo cổ, địa chất tại hiện trường hang Núi Đụn từ Nhận diện về các giá trị, tập trung nghiên cứu diễn trình lịch sử, văn hóa, địa chất, đa dạng sinh học… các kết quả khảo sát, nghiên cứu về hang Đụn, xác định cơ bản về đặc trưng, tính chất, niên đại và những giá trị lịch sử văn hóa nổi bật của hang Đụn và trong bối cảnh rộng hơn.


PGS - TS Bùi Văn Liêm, Tổng Biên tập Tạp chí Khảo cổ học, Phó chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam trình bày đề dẫn.

 Theo báo cáo đề dẫn tại hội thảo: Địa bàn huyện Hà Trung không có nhiều hang động, đặc biệt là những hang động có giá trị về cảnh quan thiên nhiên, danh thắng và di sản văn hóa. Trường hợp hang Đụn (hay còn gọi là hang Núi Đụn) thuộc địa phận một làng miền núi của xã Hà Long phân bố phía Tây Bắc huyện Hà Trung, cách trung tâm huyện 12km, trung tâm tỉnh Thanh Hóa 40km, là một phát hiện mới, gợi mở khả năng bảo tồn, nghiên cứu, khai thác những giá trị văn hóa, danh thắng và du lịch trên địa bàn huyện. Hang động dài khoảng 70m, cao khoảng 40m, có nhiều nhũ đá và có mạch nước ngầm trong vắt vừa được phát hiện tại núi Đụn. 


Các đại biểu chủ trì hội thảo.

Tại hội thảo với mong muốn các nhà nghiên cứu tập trung phân tích sự diễn biến về địa mạo, di sản địa chất, các thành tạo địa chất địa phận xã Hà Long, các di vật khảo cổ, về môi trường sống, về đa dạng sinh học... trong lịch sử núi Đụn nói riêng và huyện Hà Trung nói chung. Tại hang Đụn, đi sâu tìm hiểu mối liên hệ vùng giữa núi Đụn trong không gian lịch sử, văn hóa của di tích quốc gia Lăng miếu Triệu Tường và các di tích nhà Nguyễn. Đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu như quy hoạch, bảo vệ, bảo tồn, quảng bá, phát huy giá trị, kết hợp di sản văn hóa với khai thác du lịch tạo nên sức mạnh quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.




Các đại biểu tham luận tại hội thảo

Từ nhiều lĩnh vực và với cách tiếp cận khác nhau các ý kiến tham luận đều tập trung vào những vấn đề chính gắn với chủ đề Hội thảo. Các báo cáo tham luận có nội dung phong phú, sinh động, hàm lượng khoa học cao đáp ứng mục tiêu, yêu cầu chung của Hội thảo, làm sáng tỏ các giá trị lịch sử, văn hóa, tư liệu về hang núi Đụn góp phần làm rõ giá trị nổi bật của di tích quốc gia Lăng miếu Triệu tường.

Kết quả của hội thảo là cơ sở quan trọng để Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện triển khai thực hiện công tác quy hoạch, bảo vệ, bảo tồn các di tích văn hóa trên địa bàn huyện mà điểm nhấn quan trọng là địa điểm núi Đụn. Qua đó từng bước khai thác có hiệu quả tiềm năng cảnh quan thiên nhiên, văn hoá lịch sử của núi Đụn gắn với phát triển du lịch của Hà Trung nói riêng và Thanh Hoá nói chung thời gian tới.

<

Tin mới nhất

Xã Hà Vinh: Khánh thành phục hồi, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Phủ Suối.(10/12/2024 9:17 CH)

Hội thảo khoa học: Đánh giá vị trí, giá trị lịch sử, văn hóa, mối liên hệ vùng của núi Đụn trong...(30/09/2024 8:27 CH)

ĐỀN RỒNG VÀ ĐỀN NƯỚC: DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CỦA XỨ THANH(16/07/2024 4:37 CH)

Mốc son Đò Lèn Chiến thắng(03/04/2024 8:49 CH)

Hà Lai 3 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản(02/04/2024 3:43 CH)

UBND huyện tập huấn công tác quản lý Nhà nước về di sản và trình tự thủ tục bảo quản, tu bổ, phục...(11/12/2023 5:14 CH)

Hà Bình: Các di tích lịch sử văn hóa được bảo tồn, phát huy giá trị(14/09/2023 4:27 CH)

Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Đền thờ Lại Thế Khanh, xã Hà Giang(24/10/2022 3:51 CH)

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
1802 người đã bình chọn
°
969 người đang online