100%

Phòng Tư pháp - UBND huyện Hà Trung
Địa chỉ: Tiểu khu 6, thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

I. THÔNG TIN CHUNG:

1. Vị trí, chức năng, thông tin liên hệ:

a. Chức năng, nhiệm vụ

- Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; trợ giúp pháp lý; nuôi con nuôi; hộ tịch; chứng thực; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các công tác tư pháp khác theo quy định pháp luật.

- Phòng Tư pháp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp.

b. Thông tin liên hệ:

- Địa chỉ: Tiểu khu 6, thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

- Điện thoại: 0373.621.636

- Email: phongtuphaphatrung@gmail.com

2. Danh sách Cán bộ, Công chức thuộc Phòng:

2.1. TRƯỞNG PHÒNG

Đồng chí: Lê Thị Hân

Ngày, tháng, năm sinh: 22/4/1980

Quê quán:  Hoằng Quý - Hoằng Hóa

Trình độ chuyên môn: Đại học Luật Hà Nội

Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp

Nơi ở hiện nay: Phú Sơn - Bỉm Sơn

2.2. Phó trưởng Phòng

            Đồng chí:

            Ngày, tháng, năm sinh:

            Quê quán:

            Trình độ chuyên môn:

            Trình độ lý luận chính trị:

            Nơi ở hiện nay:

2.3. Chuyên viên

- Đồng chí: Mai Thị Ái Vân

Ngày, tháng, năm sinh: 29/5/1981

Quê quán: Yên Dương – Hà Trung

Trình độ chuyên môn: Đại học Luật Hà Nội

Trình đọ lý luận chính trị: Trung cấp

Nơi ở hiện nay: tiểu khu 5, thị trấn Hà Trung.

II. TH​ÀNH TÍCH NỔI BẬT

Thành tích những năm gần đây

- Năm 2010: Giấy khen của Giám đốc Sở Tư pháp (Quyết định số 60/QĐ-STP ngày 02/6/2010 đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước của ngành Tư pháp Thanh Hóa giai đoạn 2005-2010).

- Năm 2013: Giấy khen của Giám đốc Sở Tư pháp (Quyết định số 02/QĐ-STP ngày 03/01/2014 đã có thành tích xuất sắc trong công tác Tư pháp năm 2013)

- Năm 2014: Giấy khen của Giám đốc Sở Tư pháp (Quyết định số 04/QĐ-STP ngày 14/1/2015 đã có thành tích xuất sắc trong công tác Tư pháp năm 2014)

- Năm 2015:

1. Giấy khen của Giám đốc Sở Tư pháp (Quyết định số 105/QĐ-STP ngày 19/8/2015 đã có thành tích xuất sắc nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam)

2. Chủ tịch UBND huyện tặng danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến (Quyết định số 8503/QĐ-UBND ngày 28/12/2015 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ  năm 2015).

- Năm 2016:  Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Tập thể lao động xuất sắc (Quyết định số 8786/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ  năm 2016)

- Năm 2017: 

1. Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Tập thể lao động xuất sắc.

2. Giấy khen của Giám đốc Sở Tư pháp về Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Tư pháp năm 2017 (Quyết định số 227/QĐ-STP ngày 29/12/2017 đã có thành tích xuất sắc trong công tác Tư pháp năm 2017).

- Năm 2018:

1. Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện tập thể lao động xuất sắc (Quyết định số 5610/QĐ-UBND ngày 20/12/2018 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ coog tác năm 2018).

2. Giấy khen của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa về Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Tư pháp trong năm 2018.

- Năm 2019: Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện tập thể lao động xuất sắc (Quyết định số 5658/QĐ-UBND ngày 25/12/2019 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2019).

- Năm 2020: Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện đạt thành tích xuất sắc năm 2020 (Quyết định số 5863/QĐ-UBND ngày 28/12/2020 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2020).

- Năm 2021:

1. Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện đạt thành tích xuất sắc năm 2021(tại Quyết định số 13240/QĐ-UBND ngày 29/12/2021).

2. Giấy khen của Giám đốc Sở Tư pháp đã có thành tích xuất sắc trong công tác Tư pháp năm 2021 (tại Quyết định số 305/QĐ-STP ngày 31/12/2021).

III. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

1. Nhiệm vụ và quyền hạn

1.1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành nghị quyết, quyết định, quy hoạch kế hoạch phát triển trung hạn và hàng năm về lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn thiện pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong lĩnh vực tư pháp; dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Tư pháp.

1.2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

1.3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch và các văn bản khác trong lĩnh vực tư pháp sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ về công tác tư pháp ở cấp xã.

1.5. Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:

a) Phối hợp xây dựng nghị quyết, quyết định thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp huyện do các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì xây dựng;

b) Thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định pháp luật.

1.6. Về theo dõi tình hình thi hành pháp luật:

a) Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn;

b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương;

c) Tổng hợp, đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

d) Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

1.7. Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:

a) Là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tự kiểm tra văn bản do Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành;

b) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định;

c) Kiểm tra, xử lý đối với các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức nghị quyết của Hội đồng nhân dân hoặc quyết định của Ủy ban nhân dân; văn bản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc chức danh khác ở cấp xã ban hành có chứa quy phạm pháp luật.

1.8. Về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật:

a) Là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định pháp luật;

b) Đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản chung của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

1.9. Về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở:

a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thực hiện sau khi chương trình, kế hoạch được ban hành;

b) Theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại địa phương; đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn;

c) Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp huyện;

d) Xây dựng, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật theo quy định pháp luật;

đ) Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở cấp xã và ở các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn theo quy định pháp luật;

e) Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở.

1.10. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; là cơ quan thường trực của Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật.

1.11. Thực hiện các nhiệm vụ về trợ giúp pháp lý theo quy định pháp luật.

1.12. Về quản lý và đăng ký hộ tịch:

a) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn;

b) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định pháp luật; đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật);

c) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định;

d) Quản lý, sử dụng sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch; lrru trữ sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định pháp luật.

1.13. Thực hiện nhiệm vụ quản lý về nuôi con nuôi theo quy định pháp luật.

1.14. Về chứng thực:

a) Thực hiện chứng thực bản sao giấy, bản sao điện tử từ bản chính, chứng thực chữ ký (bao gồm cả chữ ký người dịch) và chứng thực hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền của Phòng Tư pháp theo quy định của pháp luật;

b) Quản lý, sử dụng sổ chứng thực, lưu trữ sổ chứng thực, hồ sơ chúng thực theo quy định pháp luật;

c) Hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ đối với công chức Tư pháp - hộ tịch thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc chứng thực bản sao giấy, bản sao điện tử từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch; quản lý, sử dụng Sổ chứng thực; lưu trữ sổ chứng thực, hồ sơ chứng thực thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định pháp luật.

1.15. Về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

a) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương;

b) Đề xuất Ủy ban nhân dân cấp huyện kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, xử lý các quy định xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với nhau;

c) Hướng dẫn nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

1.16. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính theo quy định pháp luật và quy chế phối hợp công tác giữa cơ quan tư pháp và cơ quan thi hành án dân sự địa phương do Bộ Tư pháp ban hành.

            1.17. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác tư pháp đối với công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan theo quy định pháp luật.

1.18. Tổ chức ứng dụng khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Phòng Tư pháp.

1.19. Thực hiện công tác thông tin, thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tư pháp.

1.20. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, tham gia thanh tra việc thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực quản lý đối với tổ chức, cá nhân trên địa bàn; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong hoạt động tư pháp trên địa bàn theo quy định pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

1.21. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Tư pháp theo quy định pháp luật, theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

1.22. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài sản, tài chính của Phòng Tư pháp theo quy định pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

1.23. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật.

2. Một số chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm đang triển khai, thực hiện tại đơn vị

2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành

Tiếp tục chủ động tham mưu thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 trong lĩnh vực công tác ngành; Chương trình công tác Tư pháp của UBND tỉnh, Sở Tư pháp hàng năm; Nghị quyết của BCH Đảng bộ huyện về phương hướng, nhiệm vụ năm; Nghị quyết của HĐND huyện về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện năm và Quyết định của UBND huyện về Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định của UBND tỉnh; Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm trong đó chú trọng vào việc tổ chức thi hành pháp luật, các vấn đề liên quan đến cải cách hành chính, cải cách tư pháp, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số… v.v

Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành; tiếp tục đổi mới, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện hiệu quả Kế hoạch công tác Tư pháp năm 2023. Tăng cường phối hợp giữa phòng Tư pháp với các phòng, ban, ngành, đơn vị có liên quan, cấp ủy, chính quyền các cấp trong chỉ đạo, điều hành công tác Tư pháp từ huyện đến cơ sở; kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập trong hoạt động của Ngành đặc biệt là công tác Tư pháp ở cơ sở. Chủ động tham mưu ban hành và ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành để triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch công tác năm 2023.

2.2. Công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

- Tham mưu triển khai có hiệu quả Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Huyện ủy  thực hiện Kết luận số 83-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW. Tham mưu xây dựng kế hoạch kiểm tra, rà soát văn bản nhằm phát hiện những nội dung trái pháp luật, chồng chéo, mâu thuẫn, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp của văn bản với quy định của pháp luật hiện hành, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện để kịp thời xử lý theo quy định.

- Tập trung tham mưu nâng cao chất lượng công tác thẩm định, góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, trong đó chú trọng tính hợp pháp, tính khả thi của các chính sách do huyện ban hành để các chính sách thực sự đi vào cuộc sống, phục vụ có hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội. Tham mưu xử lý có hiệu quả các vụ việc phức tạp thuộc thẩm quyền của huyện, trong đó tập trung vào lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng, đầu tư kinh doanh.

- Triển khai thực hiện tốt công tác tự kiểm tra, xử lý văn bản trong đó, tập trung bám sát thực tế ban hành văn bản của các cơ quan, nhất là các văn bản có liên quan trực tiếp, rộng rãi đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, môi trường đầu tư, kinh doanh; văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, không phù hợp được dư luận xã hội quan tâm; báo cáo, kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý đối với những trường hợp cần thiết liên quan đến văn bản trái quy định của pháp luật.

- Tham mưu cho UBND huyện ban hành văn bản hướng dẫn công tác rà soát văn bản trong các lĩnh vực quản lý nhà nước gắn với giải pháp chỉ đạo điều hành của UBND huyện về phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; chỉ đạo các ngành, các địa phương rà soát các văn bản đã ban hành giai đoạn 2016 - 2020; đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản đáp ứng yêu cầu phát triển giai đoạn 2021 - 2026. 

 - Tập trung thu thập, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND huyện ban hành trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật để phục vụ công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và khai thác văn bản quy phạm pháp luật.

2.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; công tác xây dựng xã, phường, thị trấn tiếp cận pháp luật; công tác hòa giải ở cơ sở

a) Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật phổ biến giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 211-KH/TU ngày 12/8/2020 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân tạo sự chuyển biến thực sự công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong năm 2023. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch do UBND tỉnh, Sở Tư pháp, Huyện ủy và UBND huyện về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Triển khai thực hiện tốt các chương trình, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh, huyện giai đoạn 2022-2027; rà soát, tổng hợp, tham mưu ban hành danh mục nhiệm vụ, chương trình, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2022-2027 trên địa bàn huyện; tham mưu xây dựng và thực hiện có hiệu quả “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, thượng tôn pháp luật trong Nhân dân.

- Thường xuyên đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng thiết thực, hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm gắn với từng ngành, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn; gắn với các vấn đề cụ thể đặt ra trong quá trình thi hành pháp luật và công tác quản lý Nhà nước; đa dạng hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, nhằm góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân. Tập trung tuyên truyền, phổ biến các Luật, Pháp lệnh và những văn bản pháp luật mới ban hành gắn với các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh của huyện,

- Thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp huyện và tuyên truyền viên pháp luật cấp xã trên địa bàn huyện đảm bảo yêu cầu về tổ chức và hoạt động; tham mưu kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trình Chủ tịch UBND huyện kiện toàn và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc UBND các xã, thị trấn ban hành Quyết định công nhận Tuyên truyền viên cấp xã đảm bảo theo quy định.

- Tăng cường thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tập trung giáo dục pháp luật trên trang thông tin điện tử của các cơ quan đơn vị, địa phương; tăng cường các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; tập huấn pháp luật trực tuyến; tham gia công tác chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với Đề án tăng cường ứng dụng thông tin trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2022-2027 và những năm tiếp theo.

b) Công tác cấp đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Công tác hòa giải cơ sở

 - Tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện có hiệu công tác cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định tại Quyết định 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về quy định xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp; tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân nhằm thực hiện hiệu quả tiêu chí “xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc cấp xã thực hiện đánh giá, niêm yết kết quả công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 đảm bảo tiến độ, chất lượng.

 - Tiếp tục triển khai thi hành có hiệu quả Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở để kịp thời giải tỏa các mâu thuẫn, tranh chấp tại cộng đồng dân cư. Tham mưu chỉ đạo việc rà soát, củng cố, kiện toàn mạng lưới Tổ hòa giải ở cơ sở và đội ngũ hòa giải viên. Tăng cường công tác tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ hòa giải viên ở cơ sở.

2.4. Công tác quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính; theo dõi tình hình thi hành pháp luật

- Tham mưu cho UBND huyện xác định lĩnh vực trọng tâm, tổ chức triển khai việc theo dõi thi hành pháp luật đối với lĩnh vực trọng tâm và tinh hình thi hành pháp luật theo Kế hoạch đã đề ra.

- Tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo giao cho các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát việc tổ chức thực hiện Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) trên cơ sở đó để xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định chưa phù hợp, khó thực hiện hoặc còn bất cập, thiếu cụ thể; thực hiện việc hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm hành chính đúng thẩm quyền và trình tự, thủ tục; kiểm tra, theo dõi việc tổ chức, thực hiện các quyết định xử lý vi phạm hành chính do cấp xã ban hành.

- Phối hợp với các cơ quan đơn vị và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thực hiện phổ biến, tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ về xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền. Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về triển khai, thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính do UBND tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức.

- Thường xuyên theo dõi, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, những nội dung không khả thi trong thực tiễn thi hành pháp luật để đề xuất UBND huyện kiến nghị UBND tỉnh và các bộ, ngành, trung ương xem xét xử lý theo thẩm quyền.

2.5. Công tác Hộ tịch, chứng thực; nuôi con nuôi

- Về công tác Hộ tịch: Tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện Luật hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành; triển khai kế hoạch của UBND huyện về Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch; Tăng cường công tác đăng ký và thống kê hộ tịch trên địa bàn. Chú trọng công tác kiểm tra chuyên đề về hộ tịch qua đó kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và khắc phục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong quá trình đăng ký hộ tịch;  tăng cường tập huấn, hướng dẫn về hộ tịch cho cán bộ, công chức làm công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch, khai thác sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu hộ tịch đảm bảo các đơn vị thực hiện tốt việc quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cấp bản sao trích lục hộ tịch và quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch, lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định pháp luật.

- Về công tác chứng thực: Tiếp tục thực hiện tốt Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 03/3/2020 của Bộ Tư pháp Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch; Thông tư số 04/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ tư pháp Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; theo dõi, tổng hợp khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn để xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực trong giải quyết các thủ tục hành chính.

- Về công tác Nuôi con nuôi: Thường xuyên hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn cho cấp xã về nuôi con nuôi. Tăng cường công tác kiểm tra trên lĩnh vực này; Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị về tăng cường công tác nuôi con nuôi trong tình hình mới sau khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

2.6. Công tác xây dựng ngành, cải cách hành chính, thi đua khen thưởng

- Tham mưu kiện toàn tổ chức bộ máy, hoạt động của Phòng Tư pháp theo quy định tại Nghị định 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ, Nghị định 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ, Thông tư số 07/TT-BTP ngày 21/12/2020 của Bộ Tư pháp hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện.

- Thường xuyên quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực hiện nhiệm vụ và đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức trong Ngành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Thực hiện tốt Kế hoạch công tác cải cách hành chính năm 2023, chú trọng các chỉ số cải cách hành chính do UBND tỉnh giao và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành của phòng. Thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa” giải quyết các thủ tục hành chính với việc duy trì áp dụng tốt Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại cơ quan. Đẩy mạnh thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp..

 - Tăng cường kiểm tra, đánh giá và nhân rộng các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt, mô hình hay, cách làm hiệu quả trong các phong trào thi đua, tạo sự lan tỏa trong toàn Ngành; chú trọng việc phát hiện, động viên và khen thưởng kịp thời, các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.

2.7. Công tác kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

- Tăng cường công tác kiểm tra trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền của UBND huyện trong công tác Tư pháp để kịp thời phát hiện, xử lý và phòng ngừa vi phạm trong đó chú trọng công tác kiểm tra chuyên đề, chuyên sâu trong từng lĩnh vực. Đôn đốc thực hiện các kết luận kiểm tra, đảm bảo thực hiện nghiêm các kết luận sau kiểm tra.

- Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tập trung giải quyết kịp thời các vụ việc mới phát sinh tại cơ sở, hạn chế tối đa khiếu kiện vượt cấp; giải quyết kịp thời, dứt điểm, có chất lượng các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến lĩnh vực của Ngành.

 

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
1802 người đã bình chọn
°
754 người đang online