Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
1790 người đã bình chọn
1050 người đang online

Độc đáo ngôi đình 600 năm tuổi

Đăng ngày 01 - 11 - 2018
100%

Đình Thượng Phú (Kim Sơn) xã Hà Đông (Hà Trung, Thanh Hóa) nổi tiếng là ngôi đình với kiến trúc Chăm độc đáo. Theo người dân địa phương, đình được xây dựng bởi những người thợ Chăm Pa khéo léo. Bằng sự tài hoa của mình, những người thợ đã tạc nên những nét hoa văn, chạm khắc đặc trưng của văn hóa Chăm trên từng thớ gỗ quý

Đình Thượng Phú (Kim Sơn) xã Hà Đông (Hà Trung, Thanh Hóa) nổi tiếng là ngôi đình với kiến trúc Chăm độc đáo. Theo người dân địa phương, đình được xây dựng bởi những người thợ Chăm Pa khéo léo. Bằng sự tài hoa của mình, những người thợ đã tạc nên những nét hoa văn, chạm khắc đặc trưng của văn hóa Chăm trên từng thớ gỗ quý.

 


Sự xuất hiện kỳ lạ của văn hóa Chăm

Những nét văn hóa trên là biểu trưng của văn hóa Chăm. Bên tả mái trong của đình là những chạm khắc cổ kính, sang trọng tạo nên một bức tranh rõ nét về văn hóa cung đình, với những bức điêu khắc long, ly, quy, phượng... Bên hữu, là bức tranh toàn cảnh về những sinh hoạt đời thường của người Việt như, đánh cá, chọi gà, đám cưới, cảnh muông thú quần thảo bên nhau…

Vào khoảng thế kỷ XIV tướng quân Trần Khát Chân sau khi mang quân đi đánh Chiêm Thành (Chăm Pa) để cứu công chúa Huyền Trân, thắng trận trở về ông đã bắt rất nhiều tù binh, đồng thời chiêu mộ về vùng đất Đại Lại không ít những nghệ nhân gốm, mộc có tài… Đó cũng giải thích vì sao tại vùng Đại Lại nay vẫn còn lưu giữ khá nhiều các phế tích chứa đựng nét văn hóa Chăm như: Đình Thượng Phú, xạ nước, giếng vua…


Ngôi đình có kiến trúc văn hóa Chăm độc đáo

Cần sớm được trùng tu, tôn tạo

Nhưng những năm gần đây, ngôi đình hàng trăm năm tuổi đã có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng. Mặc dù đã trải qua rất nhiều lần đề nghị với các cấp có thẩm quyền tuy nhiên người dân vẫn phải tự khắc phục tạm bằng việc đóng gỗ để chống đỡ cột kèo có nguy cơ sụp đổ. Người dân và chính quyền địa phương luôn mong đợi có sự quan tâm đầu tư và tôn tạo.

Có thị sát tại đình mới cảm nhận hết được giá trị của di tích nhưng cũng quan ngại trước sự xuống cấp của di tích qua thời gian. Hệ thống cột kèo của đình đã bị mối mọt tấn công gây biến dạng, nhiều vị trí người dân phải đóng gỗ tạm thời để giữ các chếnh, kèo không bị sụt, chống nguy cơ đổ đình.

Nền đình sụt lún, khiến mái đình có hiện tượng xô về phía trước. Hàng năm chính quyền địa phương cùng người dân nơi đây kêu gọi nhau đóng góp để có kinh phí tu sửa che chắn tạm thời, không để đình sập xuống.


Đình làng là nơi sinh hoạt cộng đồng.

Ông Lê Văn Thanh, Bí thư thôn Kim Sơn, cho biết: "Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng, tổ chức các cuộc họp và lễ hội lớn của địa phương. Đình còn được tổ chức nhiều sự kiện trọng đại như tổ chức mừng công chiến thắng Điện Biên, có giai đoạn đình còn được dùng làm bệnh viện, trường học, là kho chứa kho lương, kho vũ khí. Đặc biệt tại đình còn diễn ra nhiều sự kiện trọng đại khác như tổ chức đại hội Đảng bộ huyện, đại hội Đảng bộ xã và các đại hội, hội nghị lớn của chính quyền và các đoàn thể huyện và xã. Biết đình hư hỏng nhiều, người dân rất muốn tu sửa làm lại, khổ nỗi dân địa phương nghèo quá thì lấy đâu ra mà góp trùng tu đình được".


Những hạng mục đã bị xuống cấp

Trước sự xuống cấp trầm trọng của đình Thượng Phú, UBND xã Hà Đông đang tốc lực “cầu cứu” mọi nơi. Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Văn Vĩnh Chủ tịch UBND xã Hà Đông cho biết: "Địa phương còn rất nhiều khó khăn, mà việc tu sửa đình Thượng Phú cần phải có chuyên môn và kinh phí rất lớn, vượt qua khả năng của xã. Theo dự toán, việc trùng tu đình cần nguồn kinh phí khoảng trên 3 tỷ, trong khi đó ngân sách địa phương còn nhiều khó khăn. Năm 2015, tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí 300 triệu đồng cho việc trùng tu, chống xuống cấp từ ngân sách tỉnh, tuy nhiên nếu thực hiện trùng tu thì phải tốn hơn số tiền đó rất nhiều nên địa phương chưa thể thực hiện".

Mỗi ngày qua đi, kết cấu của ngôi đình lại yếu đi, rất mong các cơ quan chức năng sớm có phương án và hành động kịp thời để “cứu” lấy di tích độc đáo này và cũng mong muốn được các tổ chức cá nhân, các doanh nghiệp , nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh giúp đỡ địa phương về kinh phí để trùng tu, chống xuống cấp đình làng Thượng Phú, bảo vệ di tích văn hóa có nét kiến trúc khá độc đáo cho muôn đời con cháu mai sau.

 

 

<

Tin mới nhất

Mốc son Đò Lèn Chiến thắng(03/04/2024 8:49 CH)

Hà Lai 3 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản(02/04/2024 3:43 CH)

UBND huyện tập huấn công tác quản lý Nhà nước về di sản và trình tự thủ tục bảo quản, tu bổ, phục...(11/12/2023 5:14 CH)

Hà Bình: Các di tích lịch sử văn hóa được bảo tồn, phát huy giá trị(14/09/2023 4:27 CH)

Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Đền thờ Lại Thế Khanh, xã Hà Giang(24/10/2022 3:51 CH)

Chùa Long Cảm - Điểm du lịch văn hóa tâm linh độc đáo(12/11/2018 7:52 SA)

Đình làng Đình Trung Di tích lịch sử cấp quốc Gia(08/11/2018 7:55 SA)

Đình Động Bồng, xã Hà Tiến: Di tích lịch sử cấp Quốc Gia.(07/11/2018 9:19 SA)

°